Bài tuyên truyền về bệnh Dại

Đăng lúc: 14:19:18 29/03/2024 (GMT+7)

          Bệnh dại là một trong những bệnh lâu đời & nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh do một loại Vi rút hướng thần kinh trung ương, gây viêm não tủy cấp ở động vật sang người. Nguồn mang mầm bệnh Dại chủ yếu là chó, mèo ( 98%) và một số động vật hoang giã khác. Khi động vật bị mắc bệnh dại, cắn, cào, liếm vào người, Vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da vào niêm mạc bị tổn thương Vi rút được xâm nhập vào cơ thể rồi nhân lên, phá hủy mô thần kinh gây nên những kích động điên dại. hiện nay bênh dại vẫn chưa có thuốc chữa, Người và động vật bị mắc bệnh dại khi có dấu hiệu lâm sàng đều dẫn đến tử vong. Những cái chết vật vã thương tâm, tỷ lệ chết của bệnh gần như 100%.

       Theo viện vệ sinh dịch tế Trung ương ở Việt Nam trung bình hàng năm có tới trên 4.000 người bị chó dại cắn và có trên dưới 100 người tử vong vì bệnh dại.  trong số nay 99% mắc bệnh dại là do chó, mèo cắn mà không đi tiêm phòng dại  Năm 2021 huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đã có 01 trường hợp bị tử vong do bệnh Dại gây ra. Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã có trên 60 người bị chết do chó dại cắn, gần 300 người phơi nhiễm phải đi điều trị dự phòng bệnh dại.

       Để tăng cường hiệu quả công tác phòng chống bệnh Dại hạn chế đến mức thấp nhất do bệnh Dại gây ra, từng bước khống chế, tiến tới xóa sổ bệnh dại thì công tác tiêm phòng Vắc xin bệnh Dại cho đàn vật nuôi phải được tổ chức duy trì hàng năm đạt kết quả cao. Đặc biệt phải rà soát & tổ chức tiêm Vắc xin phòng Dại cho đàn chó, mèo trên toàn xã mỗi năm một lần tỷ lệ tiêm phải đạt 95% tổng đàn trở lên.

Theo Khoản 2, Điều 7 của văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 27/2/2020 của Bộ NN&PTNT: "Hợp nhất Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng năm 2017và Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, quy định phạt tiền từ 1.000.000-2.000.000 đ đối với một trong các hành vi: không tiêm phòng vắc xin bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

       Trong thời gian tới nguy cơ bệnh dại xuất hiện là rất cao. Bệnh Dại thường phát sinh & tăng cao vào mùa  nằng  từ trung tuần tháng 4  đến tháng 8 hàng năm. Do công tác quản lý vật nuôi chưa được tốt như:

 -  ý thức tiêm phòng Vắc xin bệnh Dại cho đàn chó, mèo chưa cao, chó thả rông ngoài đường không rọ mõm, ko dây xích.

      - Khi bị chó, mèo mang vi rút dại, cắn, cào, liếm vào vết thương. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh Dại đều không được đi tiêm phòng Vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại

         Để chủ động phòng chống bệnh dại. Cục y tế dự phòng khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào cần làm tốt một số biện pháp sơ cứu sau:

  • Rửa kỹ vết thương bằng nước sạch, nước xà phòng đặc liên tục trong 15

Phút, nếu không có nước xà phòng phải xối rửa sạch vết thương bằng nước sạch, đây là biện pháp sơ cứu có hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn, cào sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70 độ .

  • Hạn chế làm dập vết thương & truyệt đối không được băng kín vết thương
  • Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời
  • Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại. Tuyệt đối không  dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thây lang chữa bệnh Dại

       Vì vây tiêm Vắc xin Dại cho đàn chó, mèo nuôi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng chống bệnh Dại, nhằm hạn chế tối đa bệnh Dại ở người.

        Vì tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, vì sức khỏe cộng đồng, an toàn tính mạng & hạnh phúc của mọi người, mọi nhà cũng như của chính mình. Mọi người hãy cnh giác với bệnh Dại. đưa chó, mèo đi tiêm Vắc xin phòng Dại là biện pháp an toàn nhất hiện nay.

                                                                              

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261