Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần được ứng dụng vào ngành Luật, từ trường đại học cho tới tòa án.
Đầu tháng 6/2024, Trường Đại học Luật TP.HCM (ULAW) đã công bố mục tiêu chuyển đổi số trong đào tạo, ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình giảng dạy, nghiên cứu và quản lý, thông qua việc hợp tác với tập đoàn công nghệ FPT.
Theo đó, ULAW và FPT sẽ hợp tác ở ba nội dung chính: Tư vấn xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển đổi số; Hợp tác xây dựng, phát triển nền tảng, phần mềm ngành Luật; Kết hợp các chương trình đào tạo, thực tập, tập huấn và hợp tác trong tuyển dụng.
AI đang được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào ngành Luật. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, ở nội dung đầu tiên, FPT sẽ tư vấn chiến lược và lộ trình chuyển đổi số, xây dựng ULAW trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, hiện đại, nhằm hướng ULAW tới mô hình đại học thông minh, đại học số. Qua đó, ULAW sẽ thuận tiện trao đổi dữ liệu và có khả năng mở rộng để phù hợp với quá trình chuyển đổi số của các bộ chủ quản.
Cùng với đó, hai bên cùng hợp tác xây dựng, phát triển các nền tảng, phần mềm ngành Luật nhằm phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo pháp luật trên cả nước. Trong đó, FPT sẽ xây dựng các sản phẩm phần mềm phục vụ đào tạo, nghiên cứu pháp luật, hỗ trợ pháp lý, lấy AI làm công nghệ cốt lõi trong tất cả các khâu từ phát triển sản phẩm đến triển khai, kinh doanh.
Họ cũng sẽ kết hợp các chương trình đào tạo ở những lĩnh vực liên quan tới hoạt động của hai bên, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo về AI và Luật Sở hữu trí tuệ. Hai bên cùng hợp tác xây dựng thí điểm môn "Luật và Trí tuệ nhân tạo" vào trong chương trình đào tạo của ULAW.
Ngoài ra, tập đoàn FPT cam kết sẽ hỗ trợ sinh viên ULAW, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập, trải nghiệm thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực lao động. Thực tế hiện nay, gần 35% số lượng cán bộ ở bộ phận pháp chế tại FPT đang là cựu sinh viên Đại học Luật TP.HCM.
Trước đó, ngay từ đầu năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa vào vận hành Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân cho Tòa án nhân dân tối cao. Đây là một trong những hệ thống trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số Tòa án, hướng đến xây dựng Tòa án điện tử.
Cùng với đó, phần mềm Trợ lý ảo hỗ trợ cho Thẩm phán và Nền tảng xét xử trực tuyến cũng đã được Viettel cùng Tòa án nhân dân tối cao đưa vào triển khai phục vụ hoạt động nghiệp vụ. Dự án do Viettel phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao thiết kế, xây dựng, tích hợp và triển khai, giúp theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động của gần 770 tòa án nhân dân trên toàn quốc.
Hệ thống phần mềm trợ lý ảo có khả năng thực hiện các yêu cầu tìm kiếm thông tin dựa trên câu hỏi, khẩu lệnh của thẩm phán nhằm hỗ trợ công tác tra cứu và ra quyết định, rút ngắn thời gian xử lý vụ việc. Hơn 100 thẩm phán, chuyên gia đã tham gia vào quá trình thẩm định nội dung, thông minh hóa hệ thống nhờ công nghệ AI. Trong thời gian tới, trợ lý ảo được kỳ vọng có khả năng hỗ trợ đoán định tư pháp, có thể trả lời về tội danh hoặc dạng tranh chấp dân sự dựa trên dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý...
Nguồn: https://nongthonviet.com.vn/ung-dung-ai-vao-chuyen-doi-so-nganh-luat-tai-viet-nam-1575300.ngn
- Xã Hoằng Đức tập trung chỉ đạo thực hiện cài đặt chữ ký số cá nhân
- Để hiểu rõ hơn về công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã
- BÀI TUYÊN TRUYỀN CHUYỂN ĐỔI SỐ - NÂNG TẦM CUỘC SỐNG
- Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần được ứng dụng vào ngành Luật, từ trường đại học cho tới tòa án.
- Vai trò của chữ ký số cá nhân nhân trong các giao dịch điện tử
- QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC KIỆN TOÀN TỔ HÒA GIẢI THÔN PHÚ THỊNH
- Triển khai thực hiện Quyết định số 278/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ
- Hướng dẫn công dân xác thực thông tin căn cước công dân và chứng minh thư nhân dân 9 số đối với tài khoản đã đăng ký trên cổng dịch vụ công Quốc gia
- Hướng dẫn công dân đăng nhập hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thanh Hoá bằng tài khoản định danh điện tử VNEID
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 11 năm 2024 (Từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 1 tháng 11 năm 2024 (Từ ngày 04/11/2024 đến ngày 08/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 5 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 01/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 21/10/2024-25/10/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024)
- Về việc thành lập Tổ bầu cử bổ sung Trưởng thôn Cự Đà nhiệm kỳ 2023-2026
- Về việc thành lập Tổ bầu cử bổ sung Trưởng thôn Phú Thịnh nhiệm kỳ 2023-2026
- Quyết định công bố ngày tổ chức Hội nghị bầu bổ sung Trưởng thôn Cự Đà và thôn Phú Thịnh, Nhiệm kỳ 2023-2026
- Thông báo Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Di sản thừa kế của Ông Lê Quang Thịnh để lại )
- Thông báo Niêm yết công khai Nghị quyết về việc ban hành các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cở sở trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi vì trả hồ sơ quá hạn đối với bà Đoàn Thị Hiền Địa chỉ: số nhà 74, quốc lộ 10,thôn Khang Thọ Hưng, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Xin lỗi ông Lê Nguyên Tuấn - thôn Cự Đà - xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ số 2, Đường số 1, thôn Phú Thịnh, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa