VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HOẰNG ĐỨC

 

1) Vị trí địa lý.

Xã Hoằng Đức cách thành phố Thanh Hóa 1 km, cách trung tâm huyện 01 km. Địa giới hành chính:    phía Đông giáp Thị trấn Bút Sơn, phía Tây giáp TP Thanh Hóa, phía Nam giáp xã Hoằng Đồng  và xã Hoằng Thịnh, phía Bắc giáp sông Bút (sông Lạch Trường), xã Hoằng Cát và xã Hoằng Xuyên;  có tuyến Quốc lộ 1A và đường 10 chạy qua dài 1,5km, có Lạch Trường dài 2,5km; 

2) Điều kiện tự nhiên.

Xã Hoằng Đức thuộc xã đồng bằng của huyện Hoằng Hóa; khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 230C - 280C, lượng mưa trung bình từ 1.600 - 2.000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình 82,5%, số giờ nắng bình quân hằng năm từ  1.600 - 1.800 giờ.

- Diện tích tự nhiên và tài nguyên đất đai.

Diện tích tự nhiên: 743,55 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 508,48 ha , chiếm 68,39% diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp: 228,72 ha, chiếm 30,76 % diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa sử dụng: 6,35 ha, chiếm  0,85% diện tích tự nhiên.

- Quy mô Dân số

Xã Hoằng Đức có quy mô dân số:  6.829  người,  gồm 2.027  hộ.  Xã được chia thành 7 thôn, có 13 chi bộ (07 chi bộ nông thôn và 06 chi bộ cơ quan), dân cư sinh sống không tập trung, sinh sống và phân bố thành bốn khu riêng biệt có phong tục tục tập quán khác nhau, chủ yếu được thu nhập từ cây lúa nước, đời sống của nhân dân cơ bản ổn định.

3) Thuận lợi.

- Với vị trí là xã có giao thông thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, dễ giao thương với các xã trên địa bàn huyện và thành phố Thanh Hóa, đây là điều kiện để xã phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Hệ thống chính trị được ổn định vững chắc từ xã đến các thôn, đội ngũ cán bộ có năng lực được đào tạo cơ bản, có uy tín đối với nhân dân;

- Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới và thực hiện sáp nhập xã, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hoằng Đức không ngừng nỗ lực, phấn đấu để duy trì và ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí NTM. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, nâng cấp gắn với phát triển đô thị, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực;  trên địa bàn xã đã có mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

3. Khó khăn.

 Là xã thực hiện sáp nhập nên địa giới hành chính rộng, dân số đông, phân bổ không tập trung, vì vậy rất khó khăn cho công tác quản lý. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên của Hoằng Đức cũng đem đến những khó khăn trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, phòng chống thiên tai, bão lũ. Đó là những yếu tố góp phần rèn luyện nên tính cách, bản lĩnh, truyền thống của con người Hoằng Đức, xã anh hùng trong các cuộc kháng chiến và nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa.

Với tất cả những đặc điểm như vậy, Hoằng Đức không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và chính sách xã hội, hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao./.

 

 

Tổng hợp: Khương Mười - CCVPTK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261