BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁC BỆNH DO GIUN VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

Đăng lúc: 15:36:34 09/11/2021 (GMT+7)

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁC BỆNH DO GIUN VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

 

 

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

1. Khái niệm chung: Giun là một loài ký sinh ở người đặc biệt là trẻ em; ngoài môi trường trứng giun có khắp mọi nơi như trong phân tươi, trong đất, người nhiễm giun không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu chỉ ngoại trừ khi có các biến chứng

a. Giun đũa: Giun đũa là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở ruột non người. Giun cái trưởng thành dài khoảng 20 - 25cm, giun đực dài khoảng 15 - 17cm. Giun có màu trắng hồng và đuôi thon nhọn. Giun đũa cái đẻ trứng, trứng giun hình bầu dục.

* Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây nhiễm:

- Ổ chứa: là người đặc biệt là trẻ em; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân.

- Thời gian ủ bệnh: Không rõ ràng. Người nuốt phải trứng giun khi đến ruột non trứng nở thành giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu trùng lên khí quản và lại được nuốt lại dạ dày. Tại ruột non ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành.

- Phương thức lây truyền: qua đường ăn uống.

Biến chứng: Tắc ruột, tắc mật hoặc viêm ruột thừa do giun.

b. Giun móc: Giun móc là loại giun nhỏ ký sinh ở niêm mạc tá tràng để hút máu, có màu trắng sữa hoặc hơi hồng hoặc nâu đỏ tùy thuộc trong ruột giun có máu hay không.

* Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây nhiễm:

- Ổ chứa: là người; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân.

- Thời gian ủ bệnh: Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc lên tim, phổi và trở lại vào dạ dày, ruột non đên khi thành giun trưởng thành khoảng 45 ngày.

- Phương thức lây truyền: qua da, niêm mạc

Biến chứng: Biểu hiện thiếu máu là da xanh, niêm mạc nhợt.

c. Giun tóc: Giun tóc là loài ký sinh ở manh tràng;  được chia thành hai phần rõ rệt: phần đầu dài và nhỏ chiếm 2/3 chiều dài cơ thể, phần thân còn lại ngắn và phình to. Giun tóc có màu hồng nhạt hoặc trắng sữa.

* Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây nhiễm:

- Ổ chứa: Ổ chứa giun tóc là người.

- Thời gian ủ bệnh: Không rõ ràng. Người nuốt phải trứng giun khi đến ruột non trứng nở thành giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu trùng lên khí quản và lại được nuốt lại dạ dày. Tại manh tràng ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành.

- Phương thức lây truyền: qua đường ăn uống.

Biến chứng: Biểu hiện ở một số bệnh nhân có hội chứng giống lỵ: đau bụng vùng đại tràng, mót rặn, đại tiện nhiều lần/ngày, phân ít và có nhiều chất nhầy lẫn máu lờ lờ như máu cá. Bệnh nhân bị nhiễm giun tóc có thể bị nổi mẩn dị ứng, nhiễm nhiều và kéo dài có thể gây thiếu máu nhược sắc, tim có tiếng thổi tâm thu và bị phù nhẹ.

d. Giun Kim: Là loài ký sinh ở hậu môn, có. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu là trẻ em

* Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây nhiễm:

- Ổ chứa: Ổ chưa giun tóc là người đặc biệt là trẻ nhỏ

- Thời gian ủ bệnh: Không rõ ràng. Người nuốt phải trứng có ấu trùng vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ di chuyển đến manh tràng  và thành giun trưởng thành sau 2-4 tuần

 - Phương thức lây truyền: Do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn uống, hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.

Biến chứng: Giun kim có thể chui vào âm đạo gây viêm âm đạo hoặc rối loạn kinh nguyệt và chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.

2. Điều trị:

Được áp dụng cho tất cả các loại giun nêu trên

- Dùng Albendazonle 400mg liều duy nhất hoặc 400mg/ngày  x  3 ngày

- Hoặc Mebendazonle 500mg liều duy nhất hoặc 500mg/ngày  x  3 ngày

3. Cách phòng ngừa nhiễm giun và lời khuyên của ngành y tế

1.  Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi vệ sinh;

2.  Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay;

3.  Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất;

4.  Không ăn hoa quả chưa được rửa sạch;

5.  Thực hiện ăn chín uống sôi;

6.  Không đại tiện ra ngoài hố xí;

7. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh và không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá;

8. Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Mọi người trong nhà cùng nhau tẩy giun;

9. Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

 

                                                               Y sỹ : Lê Thị Minh

                                                                                                        Nhân viên trạm y tế xã Hoằng Đức

 

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261